Hướng dẫn cách vệ sinh máy pha cà phê đúng cách, chi tiết

Máy pha cà phê sử dụng lâu ngày sẽ có cặn hoặc dầu cà phê kèm bụi bẩn bám sâu vào từng bộ phận trong máy, dẫn đến việc ly cà phê khi pha ra không thơm, có mùi lạ. Cùng Huy Khánh Coffee tìm hiểu ngay cách vệ sinh máy pha cà phê để cải thiện chất lượng cà phê khi pha ra nhé!

1 Vì sao cần vệ sinh máy pha cà phê?

  • Bảo đảm chất lượng cà phê: Các tạp chất, cặn bã, dầu mỡ và vi khuẩn lâu ngày sẽ bám vào từng bộ phận của máy. Nếu không vệ sinh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị và chất lượng cà phê.
  • Tăng tuổi thọ máy: Việc bảo trì và vệ sinh định kỳ giúp máy pha cà phê hoạt động lâu bền hơn. Nếu không vệ sinh, các cặn bã và tạp chất có thể gây hỏng các bộ phận cơ học và điện tử của máy.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: Vệ sinh máy đảm bảo rằng cà phê được pha từ máy là an toàn, không chứa các tạp chất độc hại gây ra các vấn đề sức khỏe.
  • Tăng sự chuyên nghiệp: Vệ sinh máy pha cà phê định kỳ không chỉ đảm bảo chất lượng đồ uống mà còn tạo ấn tượng chuyên nghiệp cho quán, thúc đẩy sự tin tưởng của khách hàng.

2 Chuẩn bị dụng cụ trước khi vệ sinh máy pha cà phê

Để vệ sinh máy pha cà phê, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như sau:

  • Thuốc vệ sinh máy pha cà phê chuyên dụng.
  • Phin lọc mù (Blind filter) để làm sạch bộ lọc máy.
  • Khăn và miếng chùi để làm sạch các bộ phận khác.
  • Chậu nhựa để ngâm dung dịch tẩy rửa và làm sạch bình chứa nước.
  • Đầu cọ để làm sạch bộ phận pha cà phê.
  • Bàn chải cọ rửa vòi đánh sữa để làm sạch các bộ phận đánh sữa.
  • Cối rửa để rửa sạch các bộ phận lớn của máy pha cà phê.

3 Hướng dẫn vệ sinh máy pha cà phê chi tiết

Vệ sinh Filter và tay cầm

Filter và tay cầm là bộ phận rất quan trọng và cần phải được làm sạch sau mỗi lần sử dụng vì nó tiếp xúc trực tiếp với bột cà phê. Nếu không được làm sạch đúng cách, bã cà phê có thể bám chặt lên Filter và gây khó khăn khi muốn rửa sạch nó.

Khi hoàn thành việc pha cà phê, bạn nên tháo tay cầm ra và đập tay cầm vào một thùng chứa bã cà phê để đảm bảo bã đã ra hết, đối với bã cà phê không ra, hãy lấy cọ quét sạch, đảm bảo chúng không còn bám vào Filter.

Hãy cẩn thận để không làm méo Filter bằng cách không để mặt của Filter chạm vào các vật cứng khác, tránh tình trạng gỉ sét. Sau khi đập bã xong, hãy sử dụng một cọ để lau sạch Filter và tay cầm. Không nên sử dụng nước rửa để làm sạch chúng, để Filter nguội trước khi sử dụng cho lần pha tiếp theo.

Vệ sinh Headgroup

Headgroup là nơi thực hiện pha chế cà phê và thường tụ tập nhiều cặn cà phê cùng tạp chất trên màng lọc và gioăng cao su. Nếu không làm sạch sau mỗi lần sử dụng, có thể dẫn tới tắc nghẽn và gây khó khăn khi vận hành máy pha cà phê.

Dưới đây là các bước cơ bản để vệ sinh Headgroup mà bạn có thể tham khảo:

  • Tháo Filter khỏi Headgroup và cậy bã cà phê ra khỏi Filter bằng Filter kính. Lắp lại Filter kính vào tay cầm.
  • Lắp tay cầm vào Headgroup và xả nước. Lắc tay cầm để cặn rơi vào Filter kính. Cần đặc biệt cẩn thận vì nước xả nóng, nên sử dụng khăn để cầm tránh bị bỏng.
  • Sử dụng chổi cọ để làm sạch Headgroup và lưới lọc. Hãy cọ nhẹ để không gây hỏng lưới lọc. Rồi xả nước để rửa sạch.
  • Sử dụng bột tẩy rửa chuyên dụng để tẩy rửa một cách kỹ lưỡng.
  • Đổ bột tẩy rửa vào Filter và Headgroup, sau đó nhấn nút bật/tắt chế độ làm cà phê 4 lần, mỗi lần khoảng 4 – 5 giây, để đảm bảo loại bỏ bã cà phê dư thừa trong đường ống máy.

Vệ sinh vòi đánh sữa

  • Đầu tiên, làm ẩm khăn sạch để bọc quanh vòi đánh sữa.
  • Sau đó bật máy pha cà phê để nước nóng chảy qua vòi trong khoảng 10 giây. Nước nóng sẽ làm mềm và loại bỏ bã cà phê và cặn sữa bám trên vòi.
  • Tiếp theo, sử dụng khăn khô để lau sạch ống vòi.
  • Cuối cùng, tiếp tục xả nước nóng qua ống vòi trong vòng 10 giây nữa để đảm bảo không còn bất kỳ cặn nào còn sót lại.

Vệ sinh khay nước thải

Khi vệ sinh khay chứa nước thải của máy pha cà phê, hãy sử dụng nước sạch và tránh sử dụng nước rửa chén. Tuy nhiên, nếu muốn vệ sinh sạch hơn, bạn có thể sử dụng bột vệ sinh chuyên dụng cho máy pha cà phê.

Vệ sinh thân máy

Bạn có thể dễ dàng sử dụng khăn mềm để lau sạch phần thân máy và những nơi nước cà phê bắn lên trong quá trình sử dụng máy. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tàn dư cà phê có thể tích tụ.

4 Làm sạch nhanh bằng bột vệ sinh

Để làm sạch Headgroup của máy pha cà phê bằng bột vệ sinh, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Chuẩn bị một lượng bột vệ sinh chuyên dụng cho máy pha cà phê (thường khoảng 3 – 5 gram) và tắt máy trước khi vệ sinh.
  • Đặt phin mù vào tay để chuẩn bị pha cà phê, cho bột vệ sinh vào tay pha.
  • Lắp tay pha chứa bột vệ sinh vào họng pha trên máy pha cà phê.
  • Sử dụng nút bán tự động trên máy pha để xả nước nóng qua tay pha và bột vệ sinh trong khoảng 5 giây. Sau đó tạm dừng quá trình xả trong 5 giây. Tiếp tục lặp lại thao tác này trong 5 lần nữa (tổng cộng 6 lần).
  • Sau khi bạn đã hoàn thành các bước trên, tháo tay pha ra khỏi máy và làm sạch nó cẩn thận bằng nước ấm. Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bột vệ sinh và cặn bã.
  • Lắp lại tay pha vào máy. Chạy nước nóng qua tay pha trong vài giây để rửa sạch bột vệ sinh còn sót lại.

Cuối cùng, pha 2 tách cà phê để loại bỏ hoàn toàn bột tẩy rửa, sau đó nhấn nút bán tự động để xả và hoàn tất quy trình làm sạch.

5 Chi tiết các bước vệ sinh máy pha cà phê

  • Bước 1: Pha hỗn hợp giấm trắng và nước với tỉ lệ 1:2.
  • Bước 2: Đặt lưới/giấy lọc vào máy pha cà phê.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp giấm – nước vào bình chứa của máy pha cà phê.
  • Bước 4: Cho máy hoạt động.
  • Bước 5: Kết thúc quá trình, tắt máy và để máy nguội trong 15 phút.
  • Bước 6: Gỡ lưới lọc ra và bỏ đi.
  • Bước 7: Rửa các bộ phận tháo rời của máy pha cà phê (trừ động cơ).
  • Bước 8: Cho nước lạnh vào bình chứa và để máy hoạt động lại một lần nữa.

Bước 9: Nên vệ sinh máy pha cà phê định kỳ mỗi tháng 1 lần bạn nhé.

6 Tần suất vệ sinh máy pha cà phê

Tần suất vệ sinh máy pha cà phê phụ thuộc vào mức độ sử dụng. Bạn có thể vệ sinh máy hàng ngày nếu máy được sử dụng thường xuyên, hoặc vệ sinh sau vài ngày nếu ít khi sử dụng máy.

Tuy nhiên, nếu bạn đang kinh doanh cà phê và muốn đảm bảo an toàn tối ưu, bạn nên thực hiện vệ sinh máy pha cà phê hàng ngày sau khi kết thúc giờ làm việc vào cuối mỗi ngày.

Dưới đây là một số bộ phận quan trọng mà bạn nên vệ sinh hàng ngày để đảm bảo chất lượng và hương vị cà phê khi pha ra:

    • Headgroup: Đây là nơi mà cà phê thường tích tụ, có thể dẫn đến tắc nghẹt nếu không vệ sinh hàng ngày.
    • Giăng cao su: Đảm bảo vệ sinh gioăng cao su để tránh tình trạng rỉ nước hoặc rò nước. Bạn nên thay gioăng cao su định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    • Vòi đánh sữa: Nếu máy có chức năng đánh sữa, hãy vệ sinh vòi đánh sữa sau mỗi sử dụng để tránh cặn sữa bám vào để đảm bảo sữa luôn tươi ngon.
    • Khay chứa nước thải: Rửa sạch khay chứa nước thải để không tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
    • Vệ sinh bên ngoài máy: Làm sạch bề mặt bên ngoài máy, bao gồm màn hình điều khiển, buồn nước, và tất cả các bộ phận bên ngoài.

Máy pha cà phê rất tiện lợi, dễ sử dụng và cũng không khó để vệ sinh. Để có thể tiết kiệm thời gian hoặc kinh phí, bạn cũng có thể mua một chiếc máy pha cà phê cho gia đình. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy để kinh doanh hoặc sử dụng thường ngày, hãy ghé ngay Huy Khánh Coffee để được tư vấn kỹ hơn nhé!

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống